cá cược thể thao bessel,trò chơi nổi tiếng

1. Tìm hiểu về ngành Luật

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân… 

2. Học gì trong ngành Luật?

  • Hệ thống kiến thức chuyên ngành thuộc đa dạng lĩnh vực như:

+ Luật dân sự

+ Luật hình sự

+ Luật kinh tế

+ Luật hành chính

+ Luật đất đai

+ Luật tài chính

+ Luật hôn nhân và gia đình

+ Luật quốc tế

+ Luật tố tụng dân sự

+ Luật lao động

+ Luật nhà nước

  • Kỹ năng cứng

+ Có khả năng tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung.

+ Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những thứ đã học.

+ Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.

  • Kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc một cách logic và sáng tạo.

+ Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình.

+ Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu, soạn thảo văn bản và viết bài báo cáo phân tích.

+ Có kỹ năng đàm phán, tư vấn và làm việc với khách hàng.

+ Có kỹ năng thích ứng và quản lý sự thay đổi với môi trường công việc trong nước cũng như quốc tế luôn có sự biến động.

+ Giao tiếp ít nhất bằng 1 loại ngôn ngữ thông dụng.

  • Thái độ, trách nhiệm

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc

+ Có ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Chuyên nghiệp và chủ động, tư tin trong công việc, chịu trách nhiệm và tự giải quyết công việc, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.

+ Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và các cá nhân khác trong công việc.

3. Cơ hội việc làm của ngành Luật

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật như:

  • Thẩm phán

Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan Nhà nước cưỡng chế thi hành.

  • Kiểm sát viên

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

  • Luật sư

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. 

  • Công chứng viên

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công chứng viên là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

  • Chấp hành viên

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.

3. Những tố chất phù hợp với ngành Luật

Để thành công trong ngành Luật, sinh viên cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
  • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
  • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
  • Phải có khả năng diễn đạt tốt;
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

1. Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2023.

2. Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 4 tiêu chí sau:

– ĐTB của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 ≥ 6.0

3. Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: 

XÉT TỔ HỢP MÔN

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý C00
Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử D14
Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D84
Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân D66
Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng: arcogsi.com/xettuyentructuyen 
Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0762538686 – 02526283838
  • Website: arcogsi.com 
  • Fanpage: 
  • Địa chỉ: 225 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận

HỒ SƠ XÉT TUYỂN
VÀO cá cược thể thao bessel

– Đơn Xét Tuyển
– Học Bạ THPT Photo
– CMND hoặc CCCD Photo

Trả lời